TheịtrítrungtâmdữliệuchâuÁcủaHồngKôngbịđedọfive88o South China Morning Post, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã công bố một dự thảo quy định, mở rộng thời hạn phản hồi của công chúng cho đến ngày 13.12, để làm rõ các công ty đại lục muốn niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông sẽ bị xem xét về an ninh mạng vì lý do an ninh quốc gia.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng đánh giá an ninh mạng cho hoạt động IPO ở Hồng Kông, phản ánh sự chia rẽ sâu sắc giữa Hồng Kông và Bắc Kinh trong việc điều chỉnh các quy định về dữ liệu.
Hồng Kông đã tìm cách thiết lập mình như trung tâm dữ liệu khu vực, nhưng hạn chế của Bắc Kinh đối với luồng dữ liệu xuyên biên giới khiến điều này khó đạt được |
chụp màn hình |
Tuy nhiên, có một tiềm năng tích cực cho Hồng Kông là các quy tắc liên quan đến Hồng Kông trên thực tế nằm trong một điều khoản tách biệt với quy định đối với thị trường nước ngoài. Nhờ đó, vẫn dễ dàng hơn cho các công ty đại lục muốn niêm yết tại Hồng Kông. Theo Chủ tịch Viện Kinh doanh Chứng khoán Hồng Kông Tom Chan Pak-lam, điều khoản đó “sẽ khuyến khích các công ty công nghệ đại lục có lượng dữ liệu lớn quan trọng tiến hành IPO ở Hồng Kông thay vì ở nước ngoài, vì các quy tắc liên quan đến thành phố dễ thở hơn những nơi khác”.
Dù vậy, giới chuyên gia vẫn cảnh báo Hồng Kông có nguy cơ tụt hậu vì là cây cầu bắc ngang giữa các chế độ dữ liệu khác nhau, đặc biệt khi Sắc lệnh về Dữ liệu Cá nhân Quyền riêng tư (PDPO) đã lỗi thời. PDPO hầu như không được thay đổi kể từ khi có hiệu lực vào năm 1996.
“Quy tắc riêng của Hồng Kông liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định trong PDPO đã lỗi thời và hầu như không bảo vệ được dữ liệu của người Hồng Kông”, Paul Haswell, đối tác của công ty luật Pinsent Masons ở Hồng Kông, nói.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã cập nhật tiêu chuẩn quản lý dữ liệu với nhiều luật và quy định mới trong năm nay. Đáng chú ý nhất là luật Bảo mật Dữ liệu và luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân (PIPL), vốn đưa ra tiêu chuẩn rất khắt khe về luồng dữ liệu xuyên biên giới.
“PIPL ra đời cũng có nghĩa là Hồng Kông có chế độ quản lý dữ liệu kém hơn đại lục, nhưng đồng thời Hồng Kông phải tuân thủ các quy tắc mới của đại lục. Vì vậy, Hồng Kông hoàn toàn không phù hợp với chế độ quản lý dữ liệu của Bắc Kinh. Tôi cảm thấy điều này sẽ phải thay đổi”, ông Haswell nói.
Hồng Kông được biết đến là “đầu não” cho các hoạt động ở đại lục, vì dữ liệu từ đại lục thường được lưu trữ trên máy chủ ở Hồng Kông trước khi được chuyển đến các văn phòng khu vực hoặc toàn cầu. Thị trường chứng khoán của thành phố này cũng biến nó thành trung tâm tài chính của thế giới.
Mặc dù Bắc Kinh, về nguyên tắc, ủng hộ các luồng dữ liệu giữa Hồng Kông và đại lục, nhưng lại khẳng định họ có quyền quyết định cuối cùng đối với việc truyền dữ liệu, khả năng sàng lọc cả người gửi ở đại lục và người nhận ở Hồng Kông.
Luật dữ liệu mới của Trung Quốc đã có hiệu lực sau một năm tăng cường kiểm soát, tấn công vào quyền lực và ảnh hưởng của các hãng công nghệ lớn trong nước. Luật này ảnh hưởng trực tiếp đến cách Big Tech tiến hành kinh doanh.
Tháng 7.2021, lãnh đạo Tài chính Hồng Kông Paul Chan Mo-po nói với South China Morning Post, Hồng Kông vẫn là lựa chọn lý tưởng cho các công ty Trung Quốc thực hiện IPO, vì thành phố có biện pháp bảo vệ quyền riêng tư mạnh mẽ. Nhưng theo ông Zuo Xiaodong, Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu An ninh Thông tin Trung Quốc, việc một công ty niêm yết cổ phiếu tại Hồng Kông có ảnh hưởng đến chính trị hoặc an ninh quốc gia hay không là tùy thuộc vào Bắc Kinh.
Vẫn có khả năng Hồng Kông sẽ cập nhật luật của mình để duy trì vị thế trong khu vực, theo ông Allen Yeung, Chủ tịch Viện quản trị dữ liệu lớn, nơi thiết lập các nguyên tắc quản trị dữ liệu và chương trình chứng nhận nới lỏng dòng chảy dữ liệu tự do.